Truyền dữ liệu trên sóng vô tuyến

Xem bài : Ẩn sóng Wifi + Bài hack Wireless

 hình mạng tổng thể của Tổ chức

Xâm nhập Wifi bằng WPS

Hãy thận trọng khi sử dụng WiFi miễn phí tại Việt Nam

Truyền dữ liệu trên sóng vô tuyến

Tiếp sóng Wireless

Truyền dữ liệu trên sóng vô tuyến

Sóng vô tuyến là gì?

Sóng vô tuyến là một dạng dao động sóng, không nhìn thấy được và được lan tỏa theo mọi hướng.

Sóng vô tuyến hoạt động như thế nào ?

Để truyền phát thông tin qua sóng vô tuyến chúng ta cần 2 module: 1 là thu, và 2 là phát. Tuỳ thuộc vào ứng dụng của ta mà ta lựa chọn tần số cho phù hợp. Những module có tần số cao thường truyền rất xa nhưng không “xuyên tường” được, trong khi đó các loại có tần số thấp hơn thì lại xuyên tường tốt. Cao và thấp ở đây, mình không dám định nghĩa, vì đó chỉ là suy nghĩ của mình, vì vậy mình xin đưa ra một ví dụ: bộ phát sóng Wifi mới nhất ở tần số 5GHZ truyền rất là xa (vài km) nhưng lại xuyên tường cực yếu, còn bộ phát Wifi ở tấn số 2.4GHz thì lại có khoảng cách thu sóng ổn định gần hơn nhưng được cái xuyên tường tốt,…

Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi, nếu sóng Wifi (bản chất nó là sóng vô tuyến cả thôi) có tần số 2.4GHz thì sao điện thoại / máy tính lại bắt được nhiều sóng thế. Vâng, câu hỏi này rất hay, bởi vì, sóng Wifi có nhiều tần số khác nhau, và điểm chung của nó là gần bằng 2.4GHz (ví dụ: 2.39 GHz, 2.411 GHz,..) và bộ phận thu sóng Wifi có một chức năng khá hay là điều chỉnh, tìm và kết nối  (tiếng Anh là pair), vì vậy, nó sẽ quét hết các sóng có thể có của Wifi rồi chính bạn sẽ lựa chọn bộ phát để kết nối.

Xem Thêm Bài Viết  CCNA bài 17: Cấu hình NAT động

Có 2 phương thức truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, đó là AM và FM. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe qua 2 khái niệm đó rồi phải không nào? Nếu không nhớ thì bạn hãy tìm ngay một chiếc radio và bật lên để cùng nghe những thông tin bổ ích từ các đài phát thanh qua sóng FM. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 2 phương thức này, cái nào tốt hơn cái nào nhé.

Một số khái niệm

Để hiểu rõ 2 phương thức truyền thông tin trong sóng AM và FM, chúng ta cần nắm bắt rõ 2 khái niệm sau:

  1. Biên độ (Amplitude): Nó chính là “độ cao” của một cột sóng. Biên độ càng lớn, cột sóng càng cao.
  2. Tần số (frequency): Theo định nghĩa dân giang là độ gần giữa các cột sóng. Tần số càng lớn, các cột sóng càng gần nhau.

songvotuyen

Sóng có biên độ thấp / biên độ cao

songvotuyen1

Sóng có tần số cao

songvotuyen2

Sóng có tần số thấp

Sóng A.M

Sóng A.M là viết tắt của từ amplitude modulation – (điều chế hoặc thay đổi) biên độ. Điều đó có nghĩa là, các thông tin sẽ được truyền vào sóng bằng cách thay đổi biên độ của các cột sóng. Ví dụ, nếu chúng ta muốn gửi các thông tin đã được mã hóa thành các bit 0 hoặc 1, thì ta chỉ việc gửi một vệt sóng vô tuyến với 2 mức biên độ tương ứng (1 là HIGH, 0 là LOW).

Xem Thêm Bài Viết  Access Control List là gì, phân loại ACL

songvotuyen3

Sóng F.M

Sóng F.M là viết tắt của từ frequency modulation – (điều chế hoặc thay đổi) tần số. Lúc này, biên độ sẽ không thay đổi nữa mà được giữ nguyên cố định ở một hằng số nhất định, cái thay đổi chính là tần số.

songvotuyen4

Điểm mạnh và yếu của từng loại sóng

  1. Sóng A.M:
    • Sóng AM có khả năng truyền đi rất xa (tùy theo cường độ máy phát)
    • Nhưng không xuyên tường tốt và khi không gian có các loại vật cản như mưa, âm thanh (tiếng ồn), sức cản không khí (nhiễu khí quyển) thì sẽ truyền không tốt.
  2. Sóng F.M:
    • Xuyên tường tốt, các tiếng ồn và việc nhiễu khí quyền sẽ không ảnh hưởng đến việc truyền sóng.
    • Không truyền xa được

Kết luận

Tùy vào vấn đề mà bạn gặp phải, bạn phải lựa chọn các loại sóng phù hợp. Bài viết này, mình chỉ mong muốn đưa ra rõ ràng 2 con đường trong việc truyền sóng để từ đó, bạn lựa chọn con đường phù hợp. Khi lựa chọn đường AM hoặc FM, bạn nên tìm kiếm thêm các thông tin về bộ phát / thu của loại đó để có thêm các thông tin chi tiết

Xem thêm: Tiếp sóng Wireless

Lượt xem (2355)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *