Tuesday , 21 March 2023
Home » Tự học Quản trị mạng » Tự học CCNA » CCNA#1 – Định tuyến căn bản

CCNA#1 – Định tuyến căn bản

I. Một số thuật ngữ căn bản trong đinh tuyến

Routing

1, Giao thức định tuyến ( Routing Protocol ) : Là ngôn ngữ của các Router trao đổi thông tin định tuyến với nhau. Được sử dụng để xây dựng nên bảng định tuyến đảm bảo tính tương thích nhau củng như đường đi tới các mạng trong Routng Table.

2, Routed Protocol : Sử dụng các bảng Routing Table mà Routing Protocol xây dựng lên để đảm baroo việc truyền dữ liệu một cách đáng tin cậy.

3, Bảng đinh tuyến ( Routing Table ) :

+ Một Router phải xem xét bảng định tuyến của mình trước khi chuyển gọi tin đến địa chỉ ở nơi khác. Bảng này được gán tương ứng mỗi địa chỉ đích với một địa chỉ Router cần đến ở đường đi tiếp theo.

+ Trong bảng định tuyến có thể bao gồm một tuyến mặc định được biêu diễn bằng địa chỉ 0.0.0.0

+ Mỗi giao thức định tuyến khác nhau sẽ đưa ra một bảng định tuyến khác nhau.

4, Khoảng cách quản lý ( Administrative Distance ) :

+ Được sử dụng để đánh giá độ tin cậy cả thông tin định tuyến mà Router nhận từ Router kế cận.

+ Administrative Distance là một số bắt đầu từ  0 – 255. Số hiệu càng nhỏ tương ứng với độ tin cậy càng lớn.

+ Mỗi giao thức định tuyến khác nhau tương ứng với một giá trị Administrative Distance khác nhau : Directly 0, Static 1, Rip 120, OSPF 110,IEGRP 100

II. Các thành phần của định tuyến

1, Routing Tables

Là một bảng chưa các tuyến đường đi tới các mạng khác được cấu hình. Bảng này được tạo nên bằng cách nhập vào từ người quản trị viên hoặc từ sự trao đổi thông tin đinh tuyến của các router tùy thuộc vào giao thức đinh tuyến được sử dụng.

2, Xây dựng Routing Tables

a, Xây dựng bảng định tuyến bằng tay ( Statically Definned Routes ) : Static route được nhập vào Router với cú pháp : “ip router prefix mask {adress/interface}distance” với

+ prefix : địa chỉ mạng cần định tuyến

+ mask : subnetmask của mạng cần định tuyến

+ adress/interface : địa chỉ hoặc số hiệu port cần để đi tới được mạng đó

– Ưu điểm :

+ Toàn quyền điều khiển đường đi cho bảng định tuyến

+ Tiết kiệm băng thông

– Nhược điểm :

+ Với kích thước Mạng lớn thì độ phức tạp của việc cấu hình tăng lên cao

+ Khó thích ứng được với các mạng có cấu trúc thay đổi phức tạp

b, Xây đựng tự động (Dynamically Learned Routes)

Là quá trình các giao thức tự tìm ra đường đi tốt nhất trong mạng và duy trì chúng. Có rất nhiều cách để xây đựng lên bảng đinh tuyến động này như sử dụng RIP,EIGRP,OSPF

– Ưu điểm :

+ Cấu hình đơn giản

+ Khả năng thích ứng với các môi trường mạng dễ thay đổi cao

– Nhược điểm :

+ Tiêu tốn 1 phần băng thông trong việc phải quảng bá thông tin định tuyến

+ Yêu cầu thiết bị có bộ xữ lý CPU cao

 

Lượt xem (3472)

About Việt Dũng

Việt Dũng

Xem thêm

cau hinh NAT dong

CCNA bài 17: Cấu hình NAT động

Cấu hình Dynamic NAT Các bài cần tham khảo: Bài : Cấu hình định tuyến …

Để lại bình luận:

Loading Facebook Comments ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *