Ứng dụng mã hóa (Phần 3)
Phần 1: Chữ ký số
Phần 2: Secure Socket Layer
Phần 3: Mã hóa tệp, thư mục
Tham khảo thêm bài: Trao đổi khóa công khai
Để hạn chế việc người dùng khác truy cập vào các tệp tin của bạn, ngay cả khi bạn mất mấy tính Hacker Reset Password bằng các công cụ như hiren’t boot…để lấy dữ liệu thì cũng không thể đọc được.
Trên hệ điều hành Windows có một cách đơn giản nhằm mục đích mã hóa các tệp tin và thư mục trong phiên bản Windows XP truyền thống, đó chính là Encrypted File Service (EFS). Sau đây là cách sử dụng tính năng này trong Windows 7, 8và 8.1.
Windows 7, 8 có chứa một tính năng mã hóa tệp tin cơ bản gọi là BitLocker, nhưng nó chỉ cung cấp trong các phiên bản Pro hoặc Enterprise. Ngoài ra, nếu hệ thống của bạn không có Trusted Platform Module (TPM – Chip cung cấp chức năng liên quan đến khóa mã hóa), bạn cần phải sử dụng đến một đĩa USB mở rộng cho quá trình sử dụng BitLocker.
- Mã hóa
Với thư mục bạn cần mã hóa như hình ta, chuột phải vào thư mục và chọn Properties
Tại thẻ General đầu tiên trong cửa sổ hiện ra, hãy nhấn vào nút Advanced trong khung Attributes phía dưới cùng. Trong hộp thoại này, bạn đánh dấu kiểm vào mục Encrypt contents to secure data và nhấn OK. Tiếp tục nhấn OK để thoát cửa sổ Properties.
Ngay sau đó, hộp thoại Confirm Attribute Changes sẽ xuất hiện yêu cầu bạn lựa chọn một trong hai phương thức là Apply changes to this folder only (chỉ áp dụng cho thư mục này) và Apply changes to this folder, subfolders and files (cho cả thư mục này và các thư mục/tệp tin con của nó). Hãy đánh dấu chọn vào một mục tương ứng và nhấn OK.
Khi đó các tệp tin trong thư mục này cũng được mã hóa và màu của thư mục và tệp tin này mặc định sẽ có màu xanh.
- Backup khóa
Vì việc giải mã dựa vào khóa được tạo ra khi bạn mã hóa lần đầu tiên, và thông tin này lấy thông tin Password đăng nhập hệ điều hành làm một trong các điều kiện giải mã. Do vậy khi bạn đặt lại mật khẩu hoặc là cài lại máy thì chính tài khoản của bạn cũng không thể giải mã được.
Do vậy việc backup khóa là cực kỳ quan trọng, ngay sau khi bạn mã hóa xong, bạn cần thao tác backup này, Việc này được hệ điều hành cảnh báo ngay dưới thanh Taskbar.
Bạn nhấn chuột vào thông báo và chọn Back Up now
Đánh dấu kiểm vào mục Password rồi nhập một mật khẩu mạnh cho cả 2 ô nhập. Sau khi nhấn Next, nó sẽ chuyển tiếp qua màn hình Certificate Export Wizard. Tại đây, hãy nhấn nút Browse để chỉ định đến đường dẫn nơi bạn muốn lưu chứng nhận mã hõa và tệp tin khóa. Chúng ta có thể chọn lưu nó vào ổ cứng, ổ đĩa gắn ngoài hoặc một đĩa USB. Cuối cùng nhấn Next và Finish để hoàn tất các thao tác trên.
Quá trình backup diễn ra nhanh chóng
Quá trình backup thành công.
+ Nếu quá trình nhắc nhưng bạn không thực hiện thì bạn có thể vào backup khóa bằng cách sau:
Cách 2:
Bạn chuột phải vào tệp tin hoặc thư mục chọn Properties, chọn Advanced, chọn tiếp Detail, khi đó ta thấy xuất hiện mục Backup Key
Màn hình Back up keys,để tiến hành backup khóa.
Quá trinh backup này tương tư như cách mà hệ điều hành thông báo.
Cách 3: Ta có thể vào nơi quản lý các chứng chỉ (khóa)
Bước 1: Vào của sổ RUN và nhập MMC (mmc= Microsoft Manager Console), công cụ quản lý các công cụ
Kế đến ta thêm công cụ quản lý chứng chỉ
Bạn chọn công cụ Certificates hình dưới
Và chọn xuất khóa riêng như hình
Và nơi lưu trữ khóa tương tự như cách 1, và thành công backup
3. Nhập khóa vào hệ điều hành
Khi bạn cài lại máy tính, reset mật khẩu, khi bạn muốn đọc nội dung thư mục, file trên máy tính khác, bạn có thể Import khóa đã backup ở trên trên hệ điều hành bạn muốn đọc như sau
C1: Bạn nhấp đúp trực tiếp vào khóa bạn đã backup (hoặc chuột phải khóa chọn Instal PFX)
Kế đến và nhập mật khẩu của khóa
Và có thể để mặc định nơi đặt khóa.
Và quá trình Import thành công
Vậy là bạn có thể đọc được file mã hóa trên hệ điều hành mới này.
Lượt xem (1145)