Tiếp theo phần 1 (Địa chỉ IPv4)
Phân loại địa chỉ IP v4 (phần 2)
a) Theo tiêu chí quan hệ
+ Unicast (1-1)
Thuộc loại địa chỉ 1 host liên lạc với 1 host. Ví dụ máy 1.1.1.1 ping tới máy 1.1.1.2
+ Multicast (1-nhiều)
Thuộc loại 1 host liên lạc được đồng thời một nhóm host; Class D (có phạm vi 223-239) đều thuộc loại này; chủ yếu dùng trong các giao thức định tuyến và các dịch vụ
+ Broadcast address (1- all)
Loại địa chỉ dùng bởi các ứng dụng và host để gửi thông tin tới tất cả các máy trong Network mà IP đó thuộc.
Ví dụ: 255.255.255.255, gửi tới tất cả các máy (host) trong mạng.
172.16.255.255, gửi tất cả các máy trong mạng 172.16.0.0;
và 10.255.255.255, gửi tới tất cả các máy trong mạng 10.0.0.0.
Ví dụ 2: Khi ta dùng công cụ Network của Windows để duyệt tài nguyên trên các máy trong mạng thì khi đó HĐH tự động đóng gói tin có địa chỉ đích là tất cả các máy trong mạng (ở đây HĐH lấy địa chỉ Broadcast là địa chỉ đích)
b) Phân loại theo tiêu chí phạm vi tồn tại
– Địa chỉ chung (Public)
Là loại phải thuê các nhà cung cấp IP và sẽ tồn tại và hoạt động trên Internet.
– Địa chỉ riêng (Private)
Là loại không cần thuê nhà cung cấp mà ta có thể tự gán cho các thiết bị thuộc các dãy nhất định, và chúng chỉ có phạm vi hoạt động là trong mạng nội bộ LAN mà thôi.
Tương ứng với 3 class có 3 dải Private sau:
Lớp A: 10.0.0.0 đến 10.255.255.255
Lớp B: 172.16.0.0 đến 172.31.255.255
Lớp C: 192.168.0.0 đến 192.168.255.255
Vậy câu hỏi đặt ra là những thiết bị có địa chỉ IP Private thì làm sao có thể liên lạc được với các thiết bị trên Internet?
Có là nhờ công nghệ NAT (Network Address Translation) – Công nghệ dịch chuyển địa chỉ IP riêng thành địa chỉ IP chung và ngược. Nếu là thiết bị kết nối ADSL hoặc tương tự thì NAT được tích hợp sẵn trong thiết bị, còn các thiết bị Router dùng trong Leadline thì admin phải cấu hình NAT này. (Ta sẽ tìm hiểu công nghệ này trong một bài viết khác)
+ Network Addressing (Địa chỉ mạng)
Dùng định danh mỗi mạng. Các thiết bị có IP nằm trong 1 mạng thì có thể chia sẽ và liên lạc được với nhau mà không cần thiết bị ghép nối. Còn nếu khác Net muốn liên lạc với nhau cần thiết bị ghép nối như Router (bộ định tuyến) hay thiết bị có chức năng tương tự
Ví dụ: address 172.16.30.56, có 172.16 là địa chỉ mạng
Vậy làm cách nào để chúng ta và bản thân các thiết bị có thể liên lạc trực tiếp không cần thiết bị ghép nối và khi nào thì cần trợ giúp của các thiết bị đó?
Để làm rõ điều này mời các bạn đọc tiếp phần dưới đây
II. Subnet Masks
Khi bạn định cấu hình cho một máy tính hay router với điạ chỉ IP, subnet mask cũng phải được xác định. Subnet mask (dùng để chia mạng cha thành các mạng con và để xác định điạ chỉ mạng)
Về cấu tạo SM tương tự như IP, tương ứng với các lớp mạng ta có Subnet Mask chuẩn của từng lớp:
Class Subnet Mask (Decimal)
Class A 255.0.0.0
Subnet Mask (Binary)
11111111 00000000 00000000 00000000
Class B 255.255.0.0
11111111 11111111 00000000 00000000
Class C 255.255.255.0
11111111 11111111 11111111 00000000
Ví dụ, điạ chỉ IP lớp B là:
128.10.50.25 và
subnet mask lớp B là
255.255.0.0
Cách xác định Network
– Đổi cả IP và SM ra nhị phân
– ANDlogic từng bit của IP và SM với nhau ta được kết quả chính là Network
Chú ý: x and 1=x; 0 and x=0;
Vi dụ 1:
IP =192.64.1.2<->11000000.01000000.00000001.00000011
SM=255.255.255.0 <->11111111.11111111.11111111.0000000
Ta có kết quả: 11000000.01000000.00000001.00000000
<-> 192.64.1.0 (đây chính là Network của IP trên)
Ví dụ 2:
Kiểm tra 2 thiết bị sau có liên lạc được với nhau không?
Ta thực hiện and logic theo bít và đổi ra lại thập phân ta có kết quả như sau:
PC1 có network=192.168.1.0
PC2 có network=192.168.2.0
Vậy 2 PC trên không cùng network, vậy không thể trực tiếp thông nhau được.
(Phần sau ta cùng tìm hiểu về các kỹ thuật chia mạng con và gộp các mạng con)
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Lượt xem (3469)
Để lại bình luận: