Tham khảo phần 1 tại đây
Phần 2: Định tuyến trên Router
Trong phần 2 này các thiết bị dùng ARP Request ở phần 1, và đề cập tới một trong những nhiệm vụ của Router là kết nối các Network lại với nhau, tìm đường đi cho Packet
Với mô hình mạng với 2 network 172.16.0.0 và network 192.168.1.0 chỉ qua một Router. (hình 1)
Hình 1: Mô hình mạng
Sau khi chúng ta đã đặt địa chỉ IP và no shutdown cho các cổng F0/0, F0/1, S0/2/1, S0/2/0 ngay lập tức router đã tự xây dựng cho mình bảng định tuyến với các Network nó đang kết nối. (xem hình 4)
Bây giờ ta cùng nhau khám phá Router và các thiết bị hoạt động như thế nào, dùng giao thức gì để có thể liên lạc được với nhau. (tham khảo thêm phần 1)
1. Tại máy PC0 thực hiện
Ping 192.168.1.2
Ping sử dụng giao thức ICMP hoạt động ở Layer 3 (network) trong mô hình OSI, trong khi đó các máy muốn truyền dữ liệu cho nhau cần địa chỉ MAC, vậy làm sao để biết địa chỉ MAC của máy 192.168.1.2 là bao nhiêu để truyền thông bây giờ?
PC0 thấy IP Nguồn=172.16.1.1 thuộc network 172.16.0.0
IP đích cần Ping=192.168.1.2 thuộc network 192.168.1.0
PC0 tự biết rằng PC0 không cùng network với PC2, vậy chắc chắn rằng phải cần nhờ đến DEFAULT GATE được cấu hình trên máy PC0. Do vậy trong quá trình gửi ARP Request thì địa chỉ IP đích =IP default way (IP của F0/0 router)
Khi đó, PC0 khởi tạo giao thức ARP request để tìm địa chỉ MAC của IP 192.168.1.2 như sau
Hình 2: Các trường trong ARP Request và Frame
Ta thấy trên hình 2: Target IP= IP của default gateway.
Trường Source MAC: Chính là địa chỉ MAC của Pc0
Và quá trình diễn ra tại Switch (tương tự như ở phần 1)
Và frame được đẩy ra tất cả các cổng, nhưng chỉ có f0/0 của router trả lời MAC của f0/0 cho PC0
Khi đó PC0 có được MAC của f0/0 và tiến hành thực hiện PING tới 172.16.1.1
+ Tại router (quá trình định tuyến diễn ra như thế nào)
Khi Router nhận được cái dãy bit, nó chuyển thành frame và tiếp tục chuyển thành Packet.
Tại đây Router nhận biết trường IP đích trong Packet mà PC0 muốn Ping =192.168.1.1, IP này có network 192.168.1.0
Hình 3: Các trường trong IP.
Router phải chuyển Packet này đi ra cổng nào đây (f0/1,s0/2/0,s0/2/1) bây giờ?
Quá trình so sánh network đích với bảng thông tin Router có (bảng này gọi là bảng định tuyến, trong trường hợp này, router có thông tin bảng như sau khi dùng lệnh: SHOW IP ROUTE
(Hình 4: bảng định tuyến của router)
Router thấy network 192.168.1.0 thuộc tuyến thứ 3 trong bảng, và tuyến này đang kết nối với cổng F0/1. Như vậy router đã làm nhiệm vụ xác định được cổng ra cho packet nhờ vào bảng định tuyến của mình.
Bước kế tiếp, Router phải làm sao để gửi Packet này đến đúng máy đích (192.168.1.2) bây giờ?
Router lại phải dùng ARP request để tìm ra MAC của 192.168.1.2 và tương tự như phần 1, chỉ có Pc2 trong mạng 192.168.1.0 gửi trả MAC cho router.
Và vì thế Router đã có thể gửi Packet đến PC2 theo MAC đã có.
Vậy khi các network này không kết nối trực tiếp với 1 router mà nó kết nối qua nhiều router thì sao? Việc định tuyến có dễ dàng như vậy không? Câu trả lời là không, khi đó bản thân router không thể tự nhận biết được các network ở xa nó, mà nó cần người quản trị cung cấp các thông tin đầu vào cho Router để nó xây dựng bảng định tuyến.
(Bài viết sau ta cùng tìm hiểu về các giao thức xây dựng bảng định tuyến trên Router)
Nguồn: http://anninhmang.net
Lượt xem (4077)
Để lại bình luận: