Tự học Java Bài 4 : Các cấu trúc điều khiển và kiểu dữ liệu
1. cấu trúc điều khiển
Cấu trúc rẽ nhanh: if/else if/else
Cấu trúc lựa chọn: switch
Cấu trúc lăp while
Cấu trúc lặp for
Java cũng hỗ trợ cho các từ khóa continue và break
Chú ý: câu lệnh switch yêu cầu biến điều khiển là char, byte, short hoặc int.
2. Kiểu dữ liệu tham chiếu
Sự khác nhau chính giữa kiểu dữ liệu đơn nguyên và kiểu tham chiếu là cách chúng được biểu diễn.
Các biến kiểu đơn nguyên giữ giá trị thực của biến
Các biến kiểu tham chiếu giữ giá trị tham chiếu tới đối tượng.
ví dụ : Khai báo biến:
int primitive = 5;
String reference = “Hello”;
+ Kiểu mảng
Trong Java, mảng là kiểu dữ liệu tham chiếu
Bạn có thể định nghĩa một mảng với bất kỳ kiểu dữ liệu nào (kiểu đơn nguyên hay kiểu tham chiếu)
Java tự động kiểm tra giới hạn mảng ở thời gian chạy giúp cho việc truy cập chiều dài của một mảng
Cách khai báo:
- int myNumbers[];
- String myStrings[];
Điều này chỉ tạo ra một biến tham chiếu (chưa tạo ra các phần tử mảng).
Tạo các phần tử mảng
Cú pháp:
myNumbers = new int[10];
myStrings = new String[10];
Để tạo ra đối tượng dữ liệu tham chiếu sử dụng toán tử new.
Các đối tượng String có thể được tạo ra từ các hằng chuổi
Các phần tử Mảng có thể cũng được tạo ra sử dụng các hằng số, hằng chuổi,…
myNumbers = {1, 2, 3, 4, 5};
Lưu ý trong ví dụ trên, myStrings là một tham chiếu tới một mảng các tham chiếu.
Truy cập đến phần tử Mảng
Giống như trong C/C++
myNumbers[0] = 5;
myStrings[4] = “foo”;
Mảng có một trường chiều dài đặc biệt (length) có thể truy cập để xác định kích thước của một mảng.
Ví dụ:
for ( int i = 0; i < myNumbers.length; i++)
myNumbers[i] = i;
+ Kiểuchuỗi(String)
Trong Java, String là một kiểu dữ liệu tham chiếu
String là một trong số các lớp có sẵn trong ngôn ngữ Java
- Tuy nhiên, chúng không làm việc chính xác như tất cả các lớp khác.
- Sự hỗ trợ bổ sung được xây dựng sẵn cho String như các toán tử chuỗi và hằng chuỗi.
Tạo chuổi
Như được đề cập, tạo ra đối tượng tham chiếu trong Java cần sử dụng toán tử new.
Chuỗi có thể được tạo:
String myString = new String(“foo”);
Tuy nhiên, hằng chuỗi cũng có thể được sử dụng:
String myString = “foo”;
So sánh chuổi
Toán tử == dùng để so sánh dữ liệu tham chiếu của chuỗi (có cùng vị trí trong bộ nhớ không).
Ví dụ:
String string1 = “foo”;
String string2 = string1;
if(string1 == string2)
System.out.println(“Yes”);
Kết quả là true nếu cả string1 lẫn string2 chứa một tham chiếu tới cùng vị trí trong bộ nhớ.
ví dụ
Lượt xem (1843)