Mã hóa bất đối xứng (Công khai)

Mã hóa bất đối xứng (Công khai)

Phần 1: Tổng quan về mật mã

Phần 2: Mã hóa đối xứng

Nhược điểm của mã hóa đối xứng:

– Vấn đề trao đổi khóa giữa người gửi và người nhận:  Phải truyền khóa trên kênh an toàn để giữ bí mật. Ngay nay điều này tỏ ra không hợp lý vì khối lượng thông tin luân chuyển trên khắp thế  giới là rất lớn.

– Tính bí mật của khóa (Tính không từ chối): Vì khóa 2 người dùng chung nên khi khóa bị lộ không có cơ sở quy trách nhiệm cho ai.

Với các nhược điểm trên vào năm 1976  Whitfield Diffie và Martin Hellman  đã tìm ra một phương pháp mã hóa khác mà có thể  giải quyết được hai vấn  đề  trên, đó là mã hóa khóa công khai (public

key cryptography) hay còn gọi là mã hóa bất đối xứng. Đây có thể xem là một bước đột phá quan trọng nhất trong lĩnh vực mã hóa, chúng ta cùng khám phá khái niệm mã hóa công khai.

Mã hóa công khai hay còn gọi là mã hóa bất đối xứng là mã hóa mà có một cặp khóa (k1 và k2), k1 dùng để mã hóa thì k2 có thể dùng để giải mã và ngược lại. Khóa giữ bí mật được gọi là khóa Private còn khóa công khai cho mọi người biết còn gọi là khóa Public

Có 2  phương  pháp triển khai mã hóa này:

Xem Thêm Bài Viết  Một số ứng dụng mã hóa (phần hai)

Trường hợp 1:

Người nhận là Bob giữ bí mật khóa  K2, còn khóa  K1  thì đang công khai cho tất cả  mọi người biết.  Khi đó Alice muốn gởi dữ  liệu cho Bob thì dùng khóa  K1  để  mã hóa. Bob dùng K2 để  giải mã.

Alice mã hóa C=E(M,K1) và gửi dữ liệu tới cho Bob, Bob giải mã theo công thức M=D(C,K2);

 Trudy biết khóa  K1 (vì công bố),nhưng khóa K1 không giải mã được. Do đó chỉ  có duy nhất Bob mới có thể  giải mã được (vì có khóa K2).

Trường hợp 2:

Người gửi là Alice giữ  bí mật khóa  K1, còn khóa  K2 của Alice thì công khai cho tất cả  mọi người biết. Alice muốn gởi dữ  liệu cho Bob thì dùng khóa  K1  để  mã hóa. Bob dùng  K2  để  giải mã

C=E(M,K1) và Bob giải mã M=D(C,K2)

Trudy cũng biết khóa  K2 (vì nó công bố) nên Trudy cũng có thể  giải mã được.

Do đó phương án này  không đảm bảo tính bảo mật. Nhưng lại có tính chất quan trọng là đảm bảo tính chứng thực và tính không từ chối. Vì chỉ có duy nhất Alice biết được khóa K1, nên nếu Bob dùng  K2  để  giải mã ra bản tin, thì điều đó có nghĩa  là Alice là người gửi bản mã. Nếu Trudy cũng có khóa K1  để  gửi bản mã thì Alice sẽ  bị  quy trách nhiệm làm lộ khóa K1.

Ta quy ước là khóa mà người dùng giữ bí mật được gọi là khóa Private ký hiệu (Kr), còn khóa công bố cho mọi người được gọi là khóa Public ký hiệu (Ku), bộ khóa này được tạo ra bởi thuật toán, nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

 

Lượt xem (6205)

Xem Thêm Bài Viết  Mã hóa đối xứng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *