Điện trở dán tổng quan, cách đọc trị giá điện trở dán

Linh kiện dán SMD (Surface Mount Devices):
Là loại linh kiện được dán trên bề mặt mạch in, sử dụng trong công nghệ SMT (Surface Mount Technology) gọi tắt là linh kiện dán. Các linh kiện dán thường thấy trong mainboard bao gồm: Điện trở dán, tụ dán, cuộn dây dán, diode dán, Transistor dán, mosfet dán, IC dán… Rỏ ràng linh kiện thông thường nào thì cũng có linh kiện dán tương ứng.
1. Điện trở dán:
1.1 Cách đọc trị số điện trở dán:

Điện trở dán dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở. 2 chữ số đầu là giá trị thông dụng và số thứ 3 là số mũ của mười (số số không). Ví dụ:
Trở dán ghi
224 = 22 × 10^4 ohms = 220 kilohms
332 = 33 × 10^2 ohms =3.3 kilohms
473 = 47 × 10^3 ohms = 47 kilohms
105 = 10 × 10^5 ohms = 1.0 megohm
Điện trở dưới 100 ohms sẽ ghi: số cuối = 0 (Vì 10^0 = 1). Ví dụ:
100 = 10 × 10^0 ohm = 10 ohms
220 = 22 × 10^0 ohm = 22 ohms
Đôi khi nó được khi hẳn là 10 hay 22 để trán hiểu nhầm là 100 = 100ohms hay 220 là 220ohms.
Điện trở nhỏ hơn 10 ohms sẽ được ghi kèm chữ R để chỉ dấu thập phân. Ví dụ:
4R7 = 4.7 ohms
R300 = 0.30 ohms
0R22 = 0.22 ohms
0R01 = 0.01 ohms
Đối với trường hợp điện trở dán có 4 chữ số thì 3 chữ số đầu là giá trị thực và chữ số thứ tư chính là số mũ 10 (số số không).
Ví dụ:
1001 = 100 × 10^1 ohms = 1.00 kilohm
4992 = 499 × 10^2 ohms = 49.9 kilohm
1000 = 100 × 10^0 ohm = 100 ohms
Một số trường hợp điện trở lớn hơn 1000ohms thì được ký hiệu chữ K (tức Kilo ohms) và điện trở lớn hơn 1000.000 ohms thì ký hiệu chử M (Mega ohms).
Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có trị số = 0ohms.
Lượt xem (10355)