Linh kiện bên trong máy tính và các lỗi hay gặp – phần 2

Linh kiện bên trong máy tính

Ở bài viết trước chúng tôi  đã giới thiệu về CPU, Fan CPU, Main, RAMCard màn hình. Ở phần 2 này chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về các linh kiện còn lại như Ổ đĩa cứng (HDD), Ổ DVD, Bộ nguồn, Thùng máy và 1 số card mở rộng thường dùng. Kèm theo đó sẽ là một số lỗi thường gặp của các linh kiện này.

1. Ổ cứng – HDD Drive:

Là nơi chứa hệ điều hành và các dữ liệu của người dùng, ổ cứng hiện tại có được phân chia thành 1 số loại như sau : Ổ cứng SATA, ổ cứng ATA, ổ cứng SSD, ổ cứng SCSI. Ổ cứng chuẩn SATA là loại ổ cứng được dùng nhiều nhất, trong khi ổ SSD lại là loại ổ cứng có tốc độ truy xuất nhanh nhất nhờ vào cấu tạo dạng rắn của nó

33

Các lỗi thường gặp ở ổ cứng

  • Máy chậm treo, thỉnh thoảng bị màn hình xanh (DUMP) hoặc vừa khởi động vào win là bị màn hình xanh -> Thường do lỗi bad sector. Nhẹ thì có thể fix bad và chạy thêm một thời gian, nặng thì có thể hỏng luôn ổ cứng.
  • Máy khởi động khó lên hoặc không lên -> Chân tiếp xúc của ổ cứng lỏng lẻo.
  • Máy dừng ở màn hình Bios khi nhận thiết bị, kèm theo ổ cứng có tiếng kêu to -> Hư cơ

2. Ổ DVD – CD

Xem Thêm Bài Viết  Điện tử cơ bản – Nhập môn cho sửa chữa phần cứng

Là thiết bị dùng để đọc các dạng đĩa CD, DVD. Được kết nối vào mainboard qua cổng SATA hoặc ATA. Cần phân biệt rõ một số dạng CD/DVD sau:

  • CD-ROM : Loại chỉ đọc đọc CD
  • CD-RW: Loại này đọc và ghi được CD
  • DVD-ROM : Chỉ đọc DVD và CD
  • DVD-Combo: Đọc được DVD/CD nhưng chỉ ghi được CD
  • DVD-RW (hay còn gọi là DVD-RW) Đọc và ghi DVD/CD

odia

Các lỗi thường gặp ở ổ CD/DVD

  • Không đọc được đĩa hoặc đọc được nhưng chậm và hay treo máy -> Mắt đọc có vấn đề
  • Làm xước đĩa khi cho đĩa vào ổ -> có vấn đề về phần cứng bên trong
  • Không lấy được đĩa bằng cách ấn vào nút open -> Hư cơ

3. Bộ nguồn – PSU (Power Supply Unit)

Là linh kiện giúp chuyển đổi điện từ 220V về 5V 12V… để cấp nguồn cho các linh kiện bên trong. Bộ nguồn thông thường có 24 chân ở đầu tiếp xúc với Main, các loại nguồn cũ chỉ có 20 chân. Ngoài ra cũng nên chú đế số lượng cổng nguồn dành cho thiết bị SATA tránh tình trạng thiếu cổng nguồn.

nguonmaytinh

Các lỗi hay gặp do bộ nguồn:

  • Máy hay tắt ngang -> Nguồn bị thiếu công suất, không đủ cung cấp cho các linh kiện.
  • Nguồn không quay -> Bộ nguồn bị hư các tụ điện bên trong.

4.  Các card mở rộng thông thường (Gắn trên cổng PCI)

  • Card mạng: Dùng thay thế cho card mạng onboard hoặc main không có card.
  • Card modem fax: Dùng nhận tín hiệu điện thoại (Có thể ap dụng cho giải pháp gửi nhận Fax từ máy tính)
  • Card camera analog: Dùng để nhận tín hiệu từ hệ thống camera analog và đưa lên màn hình máy tính thông qua phần mềm
  • Card âm thanh: Dùng để xuất ra âm thanh hay hơn hệ thống card onboard của Mainboard
  • Card USB mở rộng: Tăng số lượng cổng USB khi đã dùng hết cổng trên Mainboard và phía trước thùng máy
Xem Thêm Bài Viết  Phá password Windows 7 bằng Hiren’s Boot CD

5.Thùng máy – Computer case

Là thiết bị để chứa tất cả các linh kiện đã nêu. Thường tương thích với tất cả các loại main, ổ cứng, ổ DVD, bộ nguồn. Tức là thường gắn được tất cả các thiết bị đó trên bất cứ thùng máy nào.

Các lỗi do thùng máy trục trặc

  • Bấm mở máy nhưng bị tắt ngay sau đó khoảng vài giây -> Kẹt nút Power hoặc Reset.
  • Không nhận USB và tai nghe khi cắm đằng trước -> Hư bo mạch ở phía trước.
  • Nguyên thùng máy và các thiết bị bên trong nóng hơn bình thường -> Hệ thống quạt tản nhiệt yếu hoặc bị hư.

Cả phần 1 và 2  là 10 linh kiện cấu thành một thùng máy tính và các lỗi thường gặp của mỗi loại linh kiện, với những lỗi mà chúng tôi liệt kê bạn hoàn toàn có thể phán đoán được nguyên nhân và qua đó tự mình bảo trì máy tính của mình. Chúc bạn thành công !

Tổng hợp

Lượt xem (1163)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *