Tìm hiểu về công cụ Process Explorer (phần 1)

Process Explorer 2023 Latest For Windows - Download For Free

Tìm hiểu về công cụ Process Explorer (phần 1)

Process Explorer là công cụ quản lý và giám sát hệ thống, được ra mắt vào năm 2001 với phiên bản mới. Còn những phiên bản cũ đã hoạt động từ những phiên bản Windows 9x trước đó. Đây là công cụ quan trọng giúp bạn chẩn đoán và khắc phục lỗi cho hệ thống máy tính.

Process Explorer có thể làm những gì?

Process Explorer đi kèm nhiều tính năng quan trọng, một trong số đó phải kể đến:

  • Cây thư mục hiển thị theo cấp bậc cha – con, ngoài ra nó cũng hiển thị màu sắc riêng cho từng loại tiến trình giúp người dùng dễ dàng nhận biết hơn.
  • Theo dõi dung lượng CPU sử dụng 1 cách chính xác.
  • Có thể sử dụng để thay thế Task Manager.
  • Có thể thêm các biểu tượng để giám sát CPU, Disk, GPU, mạng, v.v…
  • Phát hiện tiến trình nào đang tải file DLL.
  • Phát hiện tiến trình nào đang mở cửa sổ
  • Phát hiện tiến trình nào có file hoặc folder đang mở hoặc khóa.
  • Xem dữ liệu về bất cứ tiến trình nào, bao gồm bộ nhớ sử dụng, đối tượng, v.v…
  • Vô hiệu hóa toàn bộ tiến trình trong 1 cây
  • Đình chỉ 1 tiến trình, đóng băng các chủ đề không hoạt động.
  • Theo dõi tiến trình đang chiếm nhiều CPU.

Bất cứ khi nào có vấn đề với ứng dụng, hoặc máy tính bị treo, hay muốn tìm kiếm file DLL sử dụng cho mục đích gì, Process Explorer là công cụ đặc biệt hữu ích dành cho việc này.

Xem Thêm Bài Viết  Phát hiện lỗ hổng XSS chính xác, nhanh gọn với Burp Suite và PhantomJS

Tổng quan về giao diện cây trong Process Explorer

Bắt đầu khởi động Process Explorer, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều thông tin trên màn hình, trong đó có cây thư mục hiển thị các tiến trình đang hoạt động trên máy tính, bao gồm CPU và RAM sử dụng cho từng tiến trình. Phía trên cùng hiển thị 1 số biểu đồ mini ở gần thanh toolbar, hiển thị dung lượng CPU sử dụng, khi click chuột vào đây, một cửa sổ khác sẽ hiển thị chi tiết hơn.

Các cột hiển thị tiến trìnhHướng dẫn sử dụng Process Explorer đơn giản

(Ảnh hướng dẫn sử dụng Process Explorer)

Có một vài thông số bạn cần phải nắm được:

  • Process: Tiến trình hay tên file xử lý
  • CPU: Phần trăm thời gian CPU xử lý trong giây cuối cùng
  • Private Bytes: Dung lượng bộ nhớ phân bố cho từng chương trình
  • Working Set: Dung lượng RAM phân bố cho từng chương trình
  • PID: Nhận diện ID tiến trình
  • Description: Mô tả
  • Company Name: Tên công ty phân phối

Bạn hoàn toàn có thể tùy biến những cột phía trên nếu muốn thay đổi các tùy chọn, hoặc có thể bấm vào từng cột để sắp xếp theo thứ tự. Nó tương tự như cách mà bạn vẫn làm với Task Manager vậy.

Tác dụng của màu sắc trong Process Explorer

Cùng với việc nhận biết các thông số kể trên, 1 thứ nữa bạn sẽ bắt gặp đó là màu sắc hiển thị trong công cụ này. Có thể thấy rằng Process Explorer trang bị rất nhiều màu sắc cho giao diện của mình. Và cũng rất quan trọng để biết được tác dụng của những màu sắc này.

Xem Thêm Bài Viết  Bộ nhớ trong RAM (Random Access Memory)

Màu sắc hiển thị tiến trìnhHiểu quy trình Explorer / trường học | Những bài học tốt nhất về phát triển  web.

(Ảnh hướng dẫn sử dụng Process Explorer)

Trong trường hợp không nhớ màu sắc đó có tác dụng gì, vào Options > Configure Colors > Color Selection để xem định nghĩa về những màu sắc kể trên.

Dựa vào màu sắc ở ảnh kể trên, nó sẽ ứng với một số cái tên, nếu chưa hiểu hãy tham khảo thông số dưới đây.

  • New Objects: Khi 1 tiến trình mới hiển thị trên Process Explorer, nó sẽ chuyển thành màu xám.
  • Deleted Objects: Khi 1 tiến trình bị vô hiệu hóa hoặc đóng, nó sẽ nhấp nháy đỏ trước khi bị xóa.
  • Own Processes: Các tiến trình tương ứng với tài khoản sử dụng trong Process Explorer.
  • Services: Đó là các tiến trình của Windows Service, có thể tồn tại các tiến trình con tương ứng với người dùng khác, và có thể hiển thị những mầu khác màu hồng.
  • Suspended Processes: Khi 1 tiến trình bị đình chỉ, nó sẽ không thực hiện bất cứ việc gì. Bạn có thể sử dụng Process Explorer để đình chỉ 1 ứng dụng.
  • Immersive Process: Đây là cách tuyệt vời để cho biết tiến trình này là 1 ứng dụng Windows 8 sử dụng các hàm API mới.
  • Packed Images: Những tiến trình dạng này có thể bao gồm mã ẩn bên trong.

Thực chất, khi đọc như vậy sẽ gây cảm giác khó hiểu và trừu tượng. Tuy nhiên, sau khi sử dụng nhiều tự khắc bộ óc của bạn sẽ nhận ra tác dụng của những màu sắc trên

Xem Thêm Bài Viết  Hướng dẫn cài đặt và cấu hình CSF chống DoS, chống Hack (ConfigServer & Firewall) – P2 Cấu hình

Tìm hiểu về công cụ Process Explorer (phần 2)

Lượt xem (2414)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *